Độc đáo mô hình đình làng hơn 300 năm siêu nhỏ của nghệ nhân U70

Đăng vào: 04/06/21
Sau 5 năm dành thời gian tâm huyết để nghiên cứu và chế tác, nghệ nhân Phan Lạc Hùng, 67 tuổi (Thạch Thất, Hà Nội) đã cho ra đời ngôi đình làng bằng gỗ gụ siêu nhỏ với tỉ lệ 1/1.002, nặng vỏn vẹn 60 kg, với độ giống gần như tuyệt đối với ngôi đình làng Hữu Bằng thực tế. 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất  từ xa xưa đã nổi tiếng với nghề làm gỗ và điêu khắc gỗ nên nghệ nhân Phan Lạc Hùng cũng có đến gần 50 năm gắn bó với nghề này. Nhưng vài  năm trở lại đây, do tuổi cao nên ông Hùng không tiếp tục làm gỗ nữa.

Khi có nhiều thời gian và nhà ông gần với đình làng Hữu Bằng nên ông đã tới lui và ý tưởng cũng bắt đầu từ đây. Khi bắt đầu làm ông Hùng không nói gì cho gia đình, tránh bị làm phiền ông dành nguyên một phòng ở tầng 2 để chế tác và nhanh chóng cho ra đời sản phẩm này. Mỗi ngày ông dành từ 6 đến 8 tiếng để “xây dựng” từ thiết kế phần móng, dựng cột, làm gian giữa, xong đến các gian phụ rồi mới đến lợp mái… Mỗi công đoạn đều yêu cầu độ chính xác cao, tuyệt đối không được mắc sai lầm.

Chế tác nên công trình siêu nhỏ này yêu cầu tính tỉ mỉ cao, tránh phạm sai sót sai , vì có qua nhiều chi tiết nên mỗi bước, mỗi công đoạn ông buộc phải làm cẩn thận, chậm mà chắc bởi chỉ cần sai lệch đi một chút là hỏng ngay, ông chia sẻ.

Ông ưu tiên làm các phần chính trước rồi khi xong mới bắt đầu chế tác phần tiểu tiết: tấm ngói bằng gỗ ép được cắt sao cho y hệt tấm ngói được lợp ở đình; cái mộng nhỏ trên cột cũng được chế tác một cách tinh vi; khung cửa hình chữ “Thọ”; công đoạn gắn keo, thêm cây tùng, cây đại bằng thật và siêu nhỏ.

Ông cho biết, mái đình bản thực được dựng từ 100.000 viên ngói, nhưng bản mô hình chỉ được khoảng 75.000 viên. Mỗi ngày chỉ dập được 1.500 viên và mất đến 2 tháng mới làm xong toàn bộ chi tiết mái ngói.

Khi một mình thực hiện siêu phẩm này ông cũng gặp phải rất nhiều những khó khăn, do mô hình đình làng siêu nhỏ nên ông phải sử dụng kính, với những chi tiết ở cỡ lớn, ông sử dụng kính mắt lão nặng 2,5 độ, nhưng khi đi vào tiểu tiết, việc ghép nối bằng keo với những thiết kế bằng que tăm, ông buộc phải dùng kính mắt 4 độ để nhìn rõ hơn.

Thời tiết miền Bắc khi trở lạnh cũng là một sự cản trở, nhiệt độ có khi xuống rất thấp nên việc bàn tay tê cứng sẽ khiến việc chế tác rất khó khăn, nhưng với gặp trời nắng nóng, mồ hôi nhễ nhại ông cũng không dám bật quạt vì sợ các chi tiết nhỏ bị bay, phải bỏ công làm lại từ đầu.

Cuối năm 2020, do sức khỏe giảm sút ông Hùng ngừng việc chế tác mô hình nhỏ lại. Mặc dù theo như lời ông thì mô hình so với bản gốc chúng còn thiếu quá nhiều chi tiết. Ông rất muốn làm nữa nhưng nó vượt quá khả năng.

Khi mô hình đình làng của ông Hùng được nhiều người biết và đến chiêm ngưỡng, ông đã nhận được rất nhiều lời khen từ mọi người. Có người vì quá yêu thích mà ngỏ ý trả giá mô hình này lên đến 2 tỷ đồng nhưng ông nhất quyết từ chối vì “đó không phải mục đích ban đầu định làm”.

Đình làng Hữu Bằng nằm trên địa phận xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội, ngôi đình làng Hữu Bằng đến thời điểm này đã hơn 300 năm tồn tại, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng niên hiệu Chính Hòa. Đình thờ tam vị Nam Hải Đại Vương thành hoàng làng. Đối với những người dân Hữu Bằng như ông Hùng, ngôi đình này chính là hồn cốt quê hương khắc đã sâu trong tâm khảm. Đây là nguồn cảm hứng để ông Hùng bắt tay vào thực hiện ngôi đình làng Hữu Bằng nhỏ.

Theo TTV

Bài viết liên quan

Chung kết cuộc thi Pre-Court for Gifted Lawyer

Hành trình tìm kiếm những tài năng pháp luật trẻ sôi động và đầy cảm hứng với sự kết hợp giữa Câu lạc bộ Luật Gia Trẻ của Trường Đại học Luật Hà Nội và Vinschool, cuộc thi Pre-Court for Gifted Lawyer đã trở thành một sân chơi học thuật...